Cơ thể thiếu nước - 7 dấu hiệu mà bạn phải biết

Cơ thể thiếu nước – 7 dấu hiệu mà bạn cần phải biết

Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Cơ thể thiếu nước là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng ý thức được bản thân đang có dấu hiệu thiếu nước cũng như thường hay nhầm lẫn nguy cơ mất nước với các vấn đề khác của cơ thể.

Vai trò của nước đối với sức khỏe con người

Khi cơ thể chúng ta mất đi 10 % nước, sẽ xuất hiện các vấn đề xuất khỏe và khi cơ thể mất từ 20 – 25% lượng nước trong cơ thể có thể sẽ dẫn đến tử vong. Những vai trò chính của nước đối với sức khỏe con người bao gồm:

  • Trong cơ thể, nước duy trì cân nặng, duy trì huyết áp, duy trì thăng bằng điện giải, điều hoà thân nhiệt cân bằng ở ngưỡng 370C, khi thời tiết thay đổi nóng lạnh, thân nhiệt của chúng ta sẽ tự động điều chỉnh nhờ có nước. Duy trì cân nặng, duy trì huyết áp, duy trì thăng bằng điện giải
  • Nước chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành năng lượng và được hấp thụ vào cơ thể, nước đóng vai trò là dung môi để tạo ra các phản ứng sinh hóa. Trong quá trình chuyển hóa, nước sẽ đào thải các độc tố, chất cặn bã cơ thể không thể hấp thu được thông qua đường nước tiểu và phân
  • Các khớp xương hoạt động nhịp nhàng, trơn tru và tránh được tổn thương là nhờ có nước. Bên cạnh đó, các hoạt động của các lớp màng nhầy (màng tim, màng phổi, khớp, niêm mạc miệng, màng phim nước mắt…) cũng nhờ nước mà được duy trì một cách nhịp nhàng, đều đặn. 

Nước đóng vai trò thiết yếu với cơ thể người. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta nạp nước qua việc ăn uống hoặc truyền dịch và thải nước thông qua đường tiểu, phân, bài tiết mồ hôi, hơi thở,… 2 quá trình này đều diễn ra đồng thời.  

Thiếu nước, mất nước (hay mất cân bằng nước) chính là tình trạng mà lượng nước nạp vào cơ thể ít hơn lượng nước thải ra, khiến cho lượng nước cần thiết để duy trì các hoạt động trong cơ thể bị thiếu hụt, làm mất cân bằng nồng độ khoáng chất, lượng đường và muối trong cơ thể.

7 Dấu hiệu cơ thể thiếu nước mà ta hay nhầm lẫn

Tiểu ít, giảm lượng nước tiểu:

Một người khỏe mạnh trung bình đi tiểu khoảng 6 – 7 lần/ngày. Tuy nhiên, con số này mỗi người một khác vì số lượng nước hàng ngày họ tiêu thụ khác nhau.

Nhưng nếu bạn đi tiểu dưới 2-3 lần trong ngày hoặc không đi tiểu được trong hàng giờ liền thì bạn nên uống bổ sung nước ngay… vì đây chính là dấu hiệu báo động cơ thể bạn đang thiếu nước.

Đây là điều mà nhiều người thường không để ý và bỏ qua. Đặc biệt là người trẻ hay bận bịu và người già có chức năng thận kém.

Da khô:

Mất nước khiến làn da trở nên nhăn nheo, khô ráp do mất cân bằng điện giải, ngay cả khi bạn dùng kem bôi giữ ẩm… mà da vẫn khô. Tuy nhiên chúng ta cũng hay nhầm lẫn với nhiều nguyên nhân khác như thay đổi thời tiết, dị ứng, sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo hoặc tiếp xúc với hóa chất…

Do đó, khi da trở nên thiếu sức sống, căng tràn hãy nghĩ ngay đến việc bổ sung nước cho cơ thể, trong tình trạng da vẫn không phục hồi sau khi được bù nước, hãy đến các trung tâm y tế uy tín để thăm khám và điều trị.

Da bị khô khi thiếu độ ẩm do uống không đủ nước

Khô họng, miệng, hôi miệng:

Giảm tiết nước bọt sẽ làm bạn khô họng thường là do thiếu nước.  Khi tuyến nước bọt bị mất nước, dẫn đến miệng, họng bị khô và có mùi hôi. Nguyên nhân này cũng khiến nhiều người nhầm lẫn với các bệnh như viêm loét dạ dày, ợ chua, hôi miệng do viêm chân răng, sâu răng, …

Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý đến một số thuốc khi dùng sẽ gây nên tác dụng ngoại ý là làm khô miệng như antihistamine…

Nhức đầu, chóng mặt:

Đây cũng là dấu hiệu phổ biến và dễ gây nhầm lẫn với các nguyên nhân khác. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên nhưng nhiều khi nhức đầu lại là do mất nước. Kiểu nhức đầu này hơi khác các cơn đau đầu thông thường.

Bạn có cảm giác đau nhiều hơn với mọi tư thế chuyển động, chẳng hạn như khi bạn cúi gập người để lấy một vật gì đó, đi lên đi xuống cầu thang, cơn đau trở nên nặng nề hơn.

Đau đầu loại này thường là do uống không đủ nước hoặc ra mồ hôi nhiều quá. Khi mất nước, não sẽ không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để hoạt động, gây ra các triệu chứng đau đầu đặc biệt là khi di chuyển cơ thể. 

Đói và thèm đồ ngọt:

Có bao giờ bạn luôn cảm thấy đói bụng ngay cả khi vừa mới ăn xong, thay vì bạn lại tìm một thứ gì đó để ăn… thì bạn nên uống vài ly nước vì đó có thể là dấu hiệu thiếu nước.

Khi cơ thể mất nước, năng lượng dự trữ trong cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc được chuyển hóa và giải phóng, gây ra cảm giác đói, thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt – loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng. Trong trường hợp này, có thể do cơ thể báo tín hiệu nhầm thay vì khát thì là đói. Uống nước vào sẽ làm thỏa cơn đói của bạn.

Hoa mắt, ù tai:

Thỉnh thoảng bạn hơi choáng, đừng quá lo lắng… vì có thể là biểu hiện thiếu nước. Uống nước nhiều giúp máu lưu thông dễ dàng, đưa máu đến nuôi tế bào thần kinh thính giác ở tai trong giúp cải thiện triệu chứng ù tai, choáng.

Nước tiểu có màu sẫm và đặc:

Khi cơ thể mất nước, nước tiểu sẽ có màu nâu sẫm, vàng sậm, đục và đặc. Tuy nhiên, với những người đang sử dụng các loại thuốc hạ sốt, kháng sinh, … nước tiểu cũng có màu sẫm dễ nhầm lẫn với nguyên nhân cơ thể thiếu nước.

Vì sao cơ thể thiếu nước?

  • Không tạo thói quen uống nước hàng ngày, nên lượng nước nạp vào ít hơn so với lượng nước thải ra của cơ thể.
  • Cơ thể đang mắc phải các bệnh lý về thận hoặc các bệnh như đái tháo đường  tiêu chảy, nôn ói, sốt, bỏng, đổ mồ hôi trộm,…
  • Thời tiết nắng nóng, oi bức khiến cơ thể hoạt động thải nước liên tục.
  • Lao động nặng nhọc, hao tốn sức lực hoặc hoạt động thể dục, thể thao cường độ cao.
  • Người lớn tuổi ăn uống kém, trẻ em biếng ăn khiến cơ thể mất nước 
  • Người đang sử dụng các loại thuốc như lợi tiểu, nhuận tràng, xơ nang, điều trị các bệnh lý tuyến thượng thận có thể gây đi tiểu thường xuyên hơn làm mất cân bằng nước.

Bù nước cho cơ thể như thế nào mới hiệu quả?

Để tận dụng tối đa lợi ích của nước, bạn cần biết cách nạp nước cho cơ thể sao cho hợp lý và khoa học.

  • Nạp nước phù hợp với thể trọng: Lượng nước thực tế một người cần uống trong ngày còn phụ thuộc vào các yếu tố: Cường độ vận động, môi trường làm việc, khí hậu. Trong điều kiện bình thường, mỗi ngày cần cung cấp khoảng 40ml nước cho mỗi kg cơ thể. Như vậy tùy thể trọng, trung bình một ngày một người cần từ 1,5-2 lít nước. 
  • Uống nước vào buổi sáng: Uống nước vào buổi sáng giúp loại bỏ tất cả các độc tố trong cơ thể và làm sạch ruột của bạn, nhờ đó cơ thể tránh mắc nhiều bệnh thông thường.
  • Thường xuyên uống nước ấm: Uống nước ấm có thể giúp tiêu hóa và trao đổi chất thích hợp giúp thúc đẩy giảm cân, giảm đầy hơi. Ngược lại, bạn nên hạn chế uống nước lạnh vì sẽ dễ làm xáo trộn quá trình tiêu hóa diễn ra trong dạ dày của bạn. Nước lạnh còn làm giảm việc cung cấp máu cho các cơ quan khác nhau của cơ thể, ngoài ra còn dẫn đến táo bón.
  • Uống nước chuẩn sạch

Để có cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống và năng lượng, bạn nên có nguồn nước uống đảm bảo vệ sinh. Hiện nay, trước thực trạng ô nhiễm môi trường diễn biến ngày càng phức tạp, khó kiểm soát, chất lượng nước cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều người tìm đến các sản phẩm máy lọc nước Nhật Bản như một cách vừa bảo vệ sức khỏe cả gia đình.

halis.com.vn hân hạnh mang đến cho bạn các sản phẩm máy lọc nước Nhật Bản chính hãng, chất lượng. Hãy gọi ngay đến Hotline 0938 186 388 để được tư vấn chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *